Home » » Cấm game second hand - Lòng tham của nhà làm game ?

Cấm game second hand - Lòng tham của nhà làm game ?

Written By zeroinlove on Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012 | 23:05

Với hàng loạt thông tin về các hệ máy console mới cho thấy các nhà làm game đang ngầm ủng hộ việc cấm lưu hành các đĩa game được người chơi mua bán lại.

Thời gian vừa qua đã râm ran nổi lên các thông tin được cho là rò rỉ về thế hệ Xbox mới và Playstation mới. Trong đó đáng chú ý nhất là chức năng khóa các đĩa game đã qua sử dụng (game second hand). Nói một cách nôm na, nếu bạn mua một đĩa game, chỉ có bạn được sử dụng nó, mọi hình thức mua bán tặng cho lại cho người khác đều không thể làm được. Điều này đã làm nổi lên tranh cãi lớn từ người chơi về việc có phải các nhà làm game có lòng tham không đáy và họ muốn bán thêm nhiều đĩa hơn bằng cách cắt quyền chuyển nhượng đĩa game cũ ?


Theo tin đồn, Xbox thế hệ tiếp theo sẽ có tên mã là Durango.

Theo các thông tin từ nhiều nguồn thì cơ chế chặn các game second hand sẽ dựa trên việc sử dụng tài khoản online của người chơi trên các mạng console như Xbox LIVE hay Playstation Network. Mỗi người chơi sẽ có một tài khoản online và gắn với nó là các game người này đang chơi. Khi bản copy đó được chơi bằng tài khoản của người khác game sẽ không hoạt động, tất nhiên, tài khoản này được đăng ký bằng thông tin cá nhân cũng như tài khoản thẻ tín dụng vì thế mỗi người chỉ có thể có 1 tài khoản duy nhất. Có thông tin cho biết nếu muốn chuyển nhượng game thì người chơi sẽ phải đóng một khoản phí nhỏ gọi là phí tái kích hoạt.

Tuy chưa thể xác định các nguồn tin về thế hệ console mới có chính xác không nhưng đã có nhiều hãng game tuyên bố ủng hộ việc chặn game second hand. Vừa qua, giám đốc của DICE, hãng làm game Battlefield nổi tiếng và Crytek, hãng sản xuất Cry Engine cùng các tựa game nổi tiếng như Crysis, Farcry đã lên tiếng ủng hộ việc này. Lập luận từ nhà sản xuất game là nếu game cũ được chuyền tay nhau, doanh số bán game đó sẽ sụt giảm. Thay vì mua một game mới từ hãng, game thủ tìm các rao vặt bán lại game cũ từ các game thủ khác sẽ rẻ hơn.


Playstation có thể sẽ có tên mã hoặc tên chính là Orbis.

Điều đó làm thất thu lớn cho nhà sản xuất game từ đó kéo theo sụt giảm lợi nhuận, không có tiền để đầu tư làm game mới và có thể sẽ là phá sản. Đại diện một hãng game đã đưa ra ví dụ: Nếu Warcraft III tồn tại trong 10 năm và không có việc game thủ trao đổi đĩa với nhau mà hoàn toàn là mua đĩa game mới thì lợi nhuận sẽ tăng gấp nhiều lần, từ đó nhà sản xuất sẽ có thêm tiền để đầu tư cho 2 - 3 dự án game mới thay vì 1 như khi bị game cũ chiếm một phần lợi nhuận đáng ra thuộc về hãng game.

Tuy nhiên đứng về phía game thủ đây là một sự vô lý khó chấp nhận. Thử tưởng tượng bạn mua một cây bút bi, bạn cho một người bạn mượn và vui vẻ tặng luôn cho anh bạn đó vì bạn cũng định bụng mua một cây bút mới. Thế là hãng sản xuất bút đến gõ cửa nhà bạn bắt bạn nộp một khoản tiền gọi là tái chuyển nhượng cây bút của bạn. Thật vô lý đúng không ? Tại sao bạn phải mất tiền khi cho đi hoặc chuyển nhượng một thứ mà mình sở hữu ?


Một quầy game cũ trong tiệm bán game.

Từ lâu nay, việc chuyển nhượng game cũ đối với game thủ phương Tây là một cứu cánh để có tiền tái đầu tư cho game khác. Với số tiền bán game cũ chỉ cần bù thêm một ít, các game thủ nhỏ tuổi hoàn toàn có thể chơi nhiều game với số tiền tiêu vặt eo hẹp của mình. Các đại lý bán lẻ game như GameStop cũng chính thức mở một dịch vụ bán lại game cũ để hưởng chênh lệch từ nhu cầu này của game thủ. Tuy nhiên với động thái mới này rất có thể dịch vụ này phải dẹp bỏ và game thủ ít tiền sẽ phải giảm số lượng game được chơi trong năm của mình lại vì phải để dành tiền mua một game hoàn toàn mới mà không có nguồn tái bù nào.

Về lý do mà các hãng game đưa ra thoạt đầu nghe có vẻ hợp lý, với số tiền bán đĩa đó họ sẽ có nguồn lợi nhuận dồi dào hơn. Các nhà làm game cũng cho biết nếu trừ được nạn bán game cũ họ sẽ vận dụng nguồn thu lớn đó để tái đầu tư, trả nợ ngân hàng, trả lương nhân viên, các khoản thuế, phí khác ... cuối cùng với sự thoải mái kinh đế đó game thủ sẽ được hưởng lợi như giá các game sau sẽ rẻ hơn, nội dung sẽ đột phá hơn vì họ không phải tốn thời gian lo về chi phí và cắt giảm nhân công vì thiếu tiền nữa.


Dịch vụ cho thuê game cũng sẽ phải dẹp bỏ.

Tuy nhiên việc họ có tái đầu tư nó trở lại quy trình làm game để cho ra những lợi ích cho game thủ như họ hứa hay không vẫn là một câu hỏi. Thử nghĩ xem nếu bạn làm chủ một công ty game và làm ăn được lãi to, bạn sẽ cắt phần lớn số lợi nhuận đó để phát triển 10 game mới và chấp nhận không tăng lương không tăng lợi nhuận cho cổ đông hay sẽ lấy số tiền lãi đó chia đậm cho cổn đông và tăng lương cho mình và nhân viên ? Nên nhớ rằng một tựa game hay người chơi sẽ không ngại chuyện giá cao hơn một chút, Diablo, Modern Warfare, Crysis ... vẫn sẽ bán chạy nếu giá cao hơn vài USD. Vậy bạn tội gì phải hy sinh lợi ích của mình để giảm giá một thứ mà bạn có thể hét giá ngút trời thiên hạ vẫn cắm mặt mua đúng không ?

Tham Khảo IGN
Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Support : Điểm Tin Game | Tầng 1, Tòa Nhà Cấp 4 | Thành Phố Vũng Tàu
Copyright © 2011. DIEMTINGAMES.TK - All Rights Reserved
Data Archive And Created by Vũng Tàu Archive
Khám phá và sử dụng by Relax Toy